Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
Trang chủKết NốiHà Nội: 3 phiên tập trung tại Hội thảo khoa học quốc...

Hà Nội: 3 phiên tập trung tại Hội thảo khoa học quốc gia

Chiều ngày 31/3/2024, Hội thảo khoa học quốc gia Phát huy truyền thống “phụng Đạo, yêu Nước, hộ Quốc, an Dân” của Phật giáo thời Lý chia làm 3 phiên tập trung vào nhiều chủ đề tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô.

Hội thảo với sự tham dự của Chư Tôn đức TT HĐTS GHPGVN, Ban HDPT TƯ và các tỉnh thành cùng các nhà lãnh đạo, quản lý trên các lĩnh vực, nhất là quản lý trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng.

Hội thảo được lắng nghe các đại biểu tham gia phát biểu ý kiến để làm rõ những vấn đề cơ bản sau: Tinh thần “phụng Đạo, yêu Nước, hộ Quốc, an Dân” của các bậc thiền sư thời Lý, Trần; Phật giáo thời Lý, Trần: Bối cảnh, đặc điểm và dấu ấn lịch sử; Phát huy truyền thống “phụng Đạo, yêu Nước, hộ Quốc, an Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần vào xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường.

Thứ nhất, bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển, đặc điểm và dấu ấn Phật giáo thời Lý, Trần; Thứ hai, truyền thống “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân” của Phật giáo Việt Nam thời đại Lý, Trần; vai trò của các thiền sư thời Lý, Trần (đặc biệt là thiền sư Lê Nghĩa, thiền sư Từ Đạo Hạnh…) trong việc “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân”; Thứ ba, sự đồng hành và đóng góp của Phật giáo Việt Nam hiện đại trong việc phát huy truyền thống “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân” hiện nay; Thứ tư, những vấn đề đặt ra trong phát huy truyền thống “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần trong xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường; Thứ năm, đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy truyền thống “Phụng Đạo yêu Nước, hộ Quốc an Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần trong xây dựng nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh hướng tới hùng cường.

Tại hội trường phiên 1, TT.TS. Thích Phước Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo TW GHPGVN trình bày chủ đề Đặc trưng tinh thần “hộ Quốc, an Dân” của Phật giáo Đại Việt thời Lý, Trần. Tinh thần “hộ Quốc, an Dân” của Phật giáo thời Lý, Trần được hình thành và lan tỏa khi đạo Phật du nhập vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên. Đặc biệt, đến thời Lý, Trần thì tinh thần “hộ Quốc, an Dân” của Phật giáo trở thành một trong những đặc trưng làm nên Phật giáo Việt Nam khác hẳn Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa. Đặc trưng ấy chính là bản sắc của Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc xuyên suốt tiến trình giữ nước và phát triển đất nước. Biểu đạt đặc trưng của tỉnh thần “hộ quốc, an dân” là tạo nên sự kết nối về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong việc thiết lập nền độc lập tự chủ của đất nước trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục kể cả tín ngưỡng tâm linh qua các thời kỳ lịch sử đất nước. Mục đích cuối cùng là góp phần xây dựng và phát triển đất nước hùng cường và nhân dân chung sống trong thái bình, hạnh phúc.

PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương, Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam trình bày tại hội trường phiên 2 với chủ đề Câu chuyện về Hòa thượng Đại Điên – Từ Vinh – Từ Lộ: Tiếp cận từ truyền kỳ – Lịch sử – Tôn giáo. Lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam, triều đại nhà Lý có một câu chuyện cho đến nay hiện vẫn còn những điều bí ẩn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Đó là câu chuyện về Hòa thượng Đại Điên-Từ Vinh-Từ Lộ mà câu chuyện đó tích hợp cả 3 yếu tố: Truyền kỳ, Lịch sử, Tôn giáo. Bài viết căn cứ vào nguồn tư liệu lịch sử Việt Nam, tư liệu lịch sử Phật giáo Việt Nam và truyền kỳ trong dân gian bước đầu lý giải câu chuyện theo 3 nội dung: i. Câu chuyện về Hòa thượng Đại Điên-Từ Vinh-Từ Lộ, tiếp cận từ truyền kỳ; ii. Câu chuyện về Hòa thượng Đại Điên-Từ Vinh-Từ Lộ, tiếp cận từ lịch sử; iii. Câu chuyện về Hòa thượng Đại Điên-Từ Vinh-Từ Lộ, tiếp cận từ tôn giáo.

Thượng Tọa TS. Thích Giác Duyên, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam trình bày chủ đề Phát huy truyền thống “phụng Đạo, yêu Nước, hộ Quốc, an Dân” của Phật giáo Lý, Trần trong xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh hướng tới hùng cường. Theo đó, trong thời đại ngày nay, Để phát huy truyền thống này, cần thực hiện: 1/ Tiếp tục giáo dục, đào tạo Tăng Ni, Phật tử có phẩm hạnh, đạo đức, tri thức, năng lực, đáp ứng yêu cầu của thời đại. 2/ Xem giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát triển nền giáo dục Phật giáo Việt Nam. 3/ Trong lĩnh vực xã hội, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân. 4/ Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên. 5/ Tăng cường đoàn kết, gắn bó giữa các cộng đồng Phật giáo trong nước và quốc tế. Với những hoạt động thiết thực trên, Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của mình, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường, dân chủ, văn minh.

Xin trân trọng gửi tới quý độc giả những hình ảnh đã ghi nhận được:

Phúc Thịnh, Hoàng Tuấn, Cẩm Vân, Văn Minh

Admin
Admin
Chào Các Bạn!
Bài Viết Liên Quan

Nổi Bật